Đại cương Tâm_bệnh_học

Có nhiều chuyên ngành khác nhau trong nghiên cứu về các bệnh hay khổ đau tinh thần. Đáng chú ý nhất là các nhà tâm thần học và tâm lý học lâm sàng, họ đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực này, có thể là trong trị liệu lâm sàng các bệnh tâm thần hoặc nghiên cứu nguồn gốc, sự phát triển và những biểu hiện ra các trạng thái; hay thường là quan tâm tới cả hai mảng. Ví dụ như một nhà thần kinh học có thể tập trung vào những biến đổi của não bộ có liên quan tới các bệnh tâm thần. Bởi thế nên một số người được xem như một nhà tâm lý – tâm bệnh học và họ có thể là một chuyên gia trong số những người đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Các nhà tâm thần học đặc biệt quan tâm tới việc mô tả tâm bệnh học, chủ yếu hướng tới mô tả các triệu chứng và hội chứng bệnh tâm thần. Đây là hai cơ sở để chẩn đoán các cá thể bệnh nhân (để xem kinh nghiệm của bệnh nhân có trùng khớp với các tiêu chí đã định sẵn không) hoặc để xây dựng nên các hệ chẩn đoán (như sổ tay chẩn đoán DSM chẳng hạn: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder) nhằm xác định chính xác các dấu hiệu và triệu chứng có thể làm thành một chẩn đoán. Việc này cũng nhằm nhóm các hành vi và trải nghiệm vào các tiêu chí chẩn đoán đặc thù (ví dụ như: trầm uất lâm sàng, nhiễu tâm hoang tưởng, tâm thần phân liệt…).

Trước khi chẩn đoán một rối loạn tâm lý, nhà thực hành lâm sàng phải nghiên cứu về các chủ đề hay các điều dị thường trong các rối loạn tâm lý. Một số vấn đề lớn như: sự sai lạc (Deviance), đau khổ (Distress), lệch lạc chức năng (Dysfunction) hoặc tình trạng nguy cơ (Danger). Những chủ đề này được xem như bốn loại rối nhiễu (4 thứ D) mang tính dị thường.